Nhớ Hà Nội xưa qua những chuyến tàu điện trong lòng thành phố
( tintuc.vn )
Tàu điện leng keng, tiếng vang thân thuộc ấy có lẽ đã ghi dấu không thể quên với những người dân Hà thành những năm tháng xưa ấy.
Những năm 1900, khi phương tiện giao thông công cộng - tàu điện được người Pháp đưa vào chạy thử, nó đã trở thành nét đặc trưng phần không thể thiếu trong ký ức của người Hà Nội thời đó.
13/09/1900 là thời điểm tàu điện bắt đầu xuất hiện, tuyến chuyến tàu chạy thử Bờ Hồ - Thụy Khuê nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sau đó các tuyến tàu điện dần được mở rộng, từ ga trung tâm là Bờ Hồ tỏa ra các ngả là: Yên Phụ, chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, chợ Mơ và Vọng, cũng là 6 cửa ngõ nối nông thôn với nội thành.
Tàu điện thời đó thường được chia làm 2 hoặc 3 toa xếp hạng tương ứng, hạng 1, hạng 2... vì thế mà giá vé của vị trí gần người lái - hạng 1 lại đắt gấp đôi vé hạng 2.
Không chỉ là phương tiện giao thông vận chuyển mà tàu điện còn góp công trong cuộc Toàn quốc kháng chiến tháng 12/1946. Nhũng chuyến tàu điện trở thành chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của xe cơ giới thực dân Pháp tại Hà Nội.
Giải phóng Thủ đô năm 1954, phương tiện di chuyển công cộng này càng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phục vụ nhân dân xây dựng đời sống.
Hoạt động xuyên suốt từ thời kỳ sơ tán chống Mỹ tới khi hòa bình trên cả nước, cho đến đầu thập kỷ 1990 các tuyến xe dần ngừng hoạt động. Có lẽ do tàu điện cũ nát không còn phù hợp với sự phát triển các phương tiện giao thông cá nhân cũng như nhịp sống mới của thành phố.
Khi tàu điện mới xuất hiện, sự mới lạ về đoàn tàu có thể kéo nhiều toa, có thể di chuyển khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Khách đi tàu thường đông bởi giá vé rẻ và thuận tiện và người ta có thể thấy tàu người bán vé cũng là người "điều khiển" tàu, chỉ cần cầm dây thừng xoay ngược cần lại là tàu đổi chiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét