Linh hồn của phố phường Hà Nội xưa
Trải qua thăng trầm và biến thiên của lịch sử, rất nhiều thứ của Hà Nội xưa nay đã thay đổi hoàn toàn, nhất là các phương tiện giao thông công cộng. Có một thời xe tay, xích lô, xe đạp và xe điện là những phương tiện giao thông chủ yếu của người Hà Nội.
Bây giờ cho dù không còn bóng dáng, nhưng hình ảnh ga xe điện Bờ Hồ và những đoàn tàu điện leng keng hay những chiếc xe kéo tay, xe xích lô vẫn được coi là một đặc trưng, một biểu tượng và một phần linh hồn của phố phường Hà Nội một thời đã xa.
Nhân kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn chùm ảnh các phương tiện giao thông Hà Nội xưa như một cách để gợi nhớ về một phần ký ức, những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó với thủ đô ngàn năm văn vật của chúng ta:
Bây giờ cho dù không còn bóng dáng, nhưng hình ảnh ga xe điện Bờ Hồ và những đoàn tàu điện leng keng hay những chiếc xe kéo tay, xe xích lô vẫn được coi là một đặc trưng, một biểu tượng và một phần linh hồn của phố phường Hà Nội một thời đã xa.
Nhân kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô 10/10, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn chùm ảnh các phương tiện giao thông Hà Nội xưa như một cách để gợi nhớ về một phần ký ức, những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó với thủ đô ngàn năm văn vật của chúng ta:
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, tàu điện bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội và ga xe điện được đặt ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm. Tàu điện là một hình ảnh, một đặc trưng và là một biểu tượng của Hà Nội xưa. Tiếng chuông leng keng của tàu điện là một ấn tượng, một ký ức không thể nào quên của những ai đã có một thời sinh sống ở Hà Nội thế kỷ trước.
Đeo bám tàu điện và rong ruổi khắp phố phường là thú vui đơn sơ của nhiều trẻ em Hà Nội thời bấy giờ.
Hình ảnh đoàn tàu hai hoặc ba toa, sơn màu đỏ, trên nóc có cái cần sắt vắt cong, có một ròng - rọc, ấn vào dây điện được mắc ở trên, song song với đường tàu... đã tồn tại và ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người dân Hà thành.
|
Cho đến trước năm 1992, người ta bóc gỡ đường ray, bỏ tầu điện vì cho rằng nó không kinh tế và cản trở giao thông.
Năm 1883, chiếc xe kéo tay được xuất hiện lần tại Hà Nội, nó được coi là biểu tượng của sự phân biệt giai cấp và bóc lột lao động.
Xe tay ban đầu chỉ dành để chở những quan chức người Pháp, công chức và những người thuộc tầng lớp giàu sang, quý tộc và me Tây.
Sau phương tiện thô sơ này trở thành phương tiện công cộng được sử dụng rộng rãivà trở thành một phần trong đời sống văn hóa tinh thần, lao động của người dân đất kinh kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945, một sắc lệnh xóa bỏ xe tay được ban hành, chấm dứt hoàn toàn phương tiện "bóc lột sức lao động con người" sau nửa thế kỷ tồn tại ở Việt Nam.
Người dân đi bộ trên phố Hàng Đường
Bên cạnh tàu điện, xích lô, xe đạp cũng là những phương tiện giao thông chủ yếu của người Hà Nội cách đây hàng thế kỷ.
|
<>(Ảnh: Internet)
Ngọc Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét